Trang chủ » Quy trình hoạt động của máy giặt như thế nào?

Quy trình hoạt động của máy giặt như thế nào?

Ai cũng biết máy giặt là một thiết bị tiện lợi được sử dụng để làm sạch quần áo. Tuy nhiên, chúng ta thường chỉ quan tâm đến cách sử dụng nó mà không biết nó được vận hành như thế nào. Hãy cùng Điện máy Vinashine tìm hiểu quy trình vận hành của máy giặt qua bài viết dưới đây nhé!

Sau khi cho quần áo, chất tẩy rửa, chọn chu trình giặt và ấn nút khởi động (Start), máy giặt sẽ bắt đầu hoạt động:

Bước 1: Thiết bị tạo sự cân bằng và cảm nhận trọng tải bên trong, xác định trọng lượng cùng kích thước khối lượng quần áo bằng cách cho lồng giặt quay chậm.

Khi nhấn nút khởi động, máy giặt sẽ bắt đồng hoạt động

Bước 2: Bơm nước vào lồng giặt:

Khi phần lớn nước được bơm đủ vào bên trong lồng giặt thì một phần nhỏ nước sẽ được đưa qua ngăn chứa bột giặt/nước giặt để hòa tan bột giặt và bơm vào trong lồng giặt.

Nguyên nhân máy giặt không giữ được nước và cách khắc phục từ A - Z

Bước 3: Giặt quần áo

Ở bước này, lồng giặt sẽ chuyển động nhẹ nhàng, quay đi rồi lại đảo lại nhiều lần giúp quần áo được đảo đều, trộn lẫn với nước giặt và nhờ đó các chất tẩy sẽ làm sạch vết bẩn trên quần áo. Đây là chu kỳ kéo dài nhất trong toàn bộ thời gian giặt của máy. Công nghệ giặt của các hãng hiện nay đều tập trung nghiên cứu rất nhiều vào giai đoạn này để thiết kế kiểu lồng giặt hiệu quả sao cho giặt sạch nhất mà không ảnh hưởng đến chất lượng giặt và độ bền của quần áo.

Ở giai đoạn giặt này, mặt trong của lồng giặt đóng một vai trò quan trọng ma sát với quần áo, đảo quần áo chuyển động. Chính vì thế mà mới có những công nghệ như lồng giặt kim cương có thiết kế bề mặt đặc biệt đánh sạch các vết bẩn tốt hơn so với lồng giặt thường. Ở tất cả các sản phẩm máy giặt dù tốt hay kèm thì chu trình này cũng diễn ra chậm, lồng giặt quay nhẹ nhàng và không gây ra nhiều tiếng ồn.

Những chế độ giặt khác nhau ví dụ như giặt đồ cotton, đồ len, hỗn hợp…sẽ có thời gian giặt khác nhau trong chu trình giặt này. Tuy nhiên về hình thức giặt thì không có gì khác biệt cả. Chỉ là lồng giặt quay tròn theo chiều đồng hồ rồi ngược lại…Và có vẻ như là các chế độ giặt khác nhau được tạo ra mang mục đích thương mại (để quảng cáo) máy có nhiều chức năng giặt hơn là có gì đó thực sự khác biệt trong bản chất hoạt động quay và rung, lắc của lồng giặt.

Ở các sản phẩm máy giặt lồng đứng, nắp máy giặt không cần được khoá trong cả chu trình giặt. Vì thế bạn có thể thêm quần áo vào kể cả khi máy đang chạy. Còn với cấu tạo của máy giặt lồng ngang đặc biệt hơn và máy sẽ cần được xả hết nước thì bạn có thể mở lắp để cho thêm quần áo vào nếu máy đang chạy. Đây là một nhược điểm của máy lồng ngang trong trường hợp bạn bỏ xót quần áo. Tuy nhiên, ở một số dòng máy giặt lồng ngang mới có tính năng và cửa phụ để thêm quần áo vào lúc giặt, bạn chỉ cần tạm dừng máy là có thể thêm quần áo vào mà không cần phải chờ sang mẻ giặt khác.

Cách xử lý quần áo bị đóng cặn bột giặt khi giặt bằng máy

Bước 4: Xả nước:

Sau khi chu trình giặt quần áo hòan tất, máy giặt sẽ xả toàn bộ nước giặt trong lồng giặt đi. Sau đó, một lượng nước mới sẽ được bơm vào khoang giặt để xả quần áo. Quá trình bơm và xả này có thể diễn ra một vài lần để đảm bảo quần áo được xả hết xà phòng, không để lại cặn bột giặt trên quần áo.

Trong cả quá trình xả này, lồng giặt vẫn sẽ quay, đảo quần áo qua lại với nước để cho xà phòng được xả sạch khỏi quần áo. Ở lần xả cuối này, một phần nước sẽ được bơm qua khoang chứa nước xả vải vào khoang chứa. Sau khi quá trình xả kết thúc, nước sẽ được hút hết khỏi khoang giặt và chuẩn bị cho quá trình vắt sẽ được diễn ra ngay lập tức sau đó.

Bước 5: Vắt quần áo

Chu trình vắt bắt đầu với việc lồng giặt quay nhanh để nước văng khỏi quần áo. Tùy thuộc vào loại máy giặt khác nhau mà lồng giặt có thể quay với tốc độ từ 800 đến 1600 vòng mỗi phút. Tốc độ càng cao, nước càng được lấy ra nhiều từ quần áo trong quá trình này thì sau đó chúng càng nhanh khô hơn khi đem phơi. Đây cũng là một yếu tố quan trọng để chọn mua thiết bị.

Chọn máy giặt như thế nào cho mùa đông?